Dạo gần đây, sự xuất hiện của ngôi nhà cổ với tuổi đời lịch sử hơn trăm năm mang đậm phong cách kiến trúc của làng quê Việt ở những năm cuối thế kỷ 19 nằm trên nằm nóc biệt thự bề thế của đôi vợ chồng ở mảnh đất Hà thành đang được đông đảo mọi người quan tâm. Bạn cũng có thể thấy được rằng, nghe ý tưởng thiết kế của căn nhà thôi cũng đủ làm chúng ta phải ngạc nhiên đúng không nào? Cũng chính vì tưởng độc đáo và thú vị như thế đã tạo nên một kiến trúc nhà cực đẹp và thu hút rồi đấy. Vậy nên, ngay bây giờ hãy cùng theb8s.com nhìn ngắm căn nhà độc đáo này một cách chân thật hơn nhé.
Mục lục
Ý nghĩa của ngôi nhà cổ nằm trên nóc biệt thự
Đây là công trình tại Hoàng Liên (Liên Mạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Nó thuộc sở hữu của đôi vợ chồng Quỳnh Liên và Nguyễn Văn Vũ. Chị Quỳnh Liên chia sẻ, gia đình chồng chị sinh sống tại làng Liên Mạc đã lâu đời. Ngôi nhà cổ đã trải qua 4 đời, nằm trên mảnh đất 460m2. Đó không chỉ là nơi chốn đi về của đại gia đình. Mà nơi đây còn mang nhiều ý nghĩa linh thiêng và giá trị văn hóa lớn.
Bản thân vợ chồng chị cũng rất yêu ngôi nhà này. Tuy nhiên, khi các con lớn, cuộc sống hiện đại hơn. Anh chị cũng mong muốn gia đình được sống trong ngôi nhà khang trang, tiện nghi. Vấn đề đặt ra khá hóc búa: Làm sao phải bảo tồn giá trị cha ông để lại. Nhưng vẫn đạt được mục tiêu xây dựng nhà mới?
Sau thời gian suy tính, vợ chồng chị Liên quyết định giữ lại ngôi nhà cổ. Nhưng di chuyển lên vị trí nóc biệt thự. Ý tưởng táo bạo tưởng chừng như bất khả thi. Nhưng thành quả cuối cùng đã mang đến sự đột phá.
Tìm hiểu cách để đưa ngôi nhà cổ trên nóc biệt thự?
Toàn bộ căn nhà cổ được hạ giải và đưa về một xưởng gỗ ở Quốc Oai để tu sửa, cải tạo. Sau đó, từng bộ phận của ngôi nhà được đưa lên nóc căn biệt thự và thực hiện lắp ghép. Cấu trúc nhà gỗ cổ truyền của nhà thờ vẫn được giữ nguyên với cột kèo gỗ, mái ngói vảy cá và 3 gian 2 chái. Vợ chồng chị Liên làm trong ngành điêu khắc nên mọi ngóc ngách, thiết kế đều mang đặc trưng riêng với những bức tượng, phù điêu tinh tế.
Thông tin chi tiết về ngôi nhà cổ
Vợ chồng chị Liên làm trong ngành điêu khắc. Vậy nên mọi ngóc ngách, thiết kế đều mang đặc trưng riêng. Bên trong ngôi nhà cổ có đủ phản, sập gụ, bàn ghế tràng kỷ, ban thờ phật nhỏ ở phía trên, rồi đến ban thờ gia tiên, ban thờ quan thần linh. Các bức hoành phi, câu đối cả trăm năm tuổi vẫn được giữ nguyên vẹn.
Tất nhiên, bên cạnh những yếu tố truyền thống, gia chủ cũng bổ sung một vài chi tiết trong thiết kế như sàn gỗ, nhà vệ sinh khép kín, cửa sổ bằng kính… để phù hợp với lối sống hiện đại. Bên ngoài khuôn viên nhà cổ trên sân thượng, gia đình chị Liên trang trí thêm tiểu cảnh, hồ cá… và trưng bày một số sản phẩm điêu khắc gia đình thực hiện.
Căn biệt thự có 5 tầng. Diện tích một mặt sàn của công trình là 460m2. Phần tầng dưới là nơi ở, trưng bày tượng, làm việc và sinh hoạt chung cho cả gia đình. Phần mái biệt thự với điểm nhấn nổi bật là ngôi nhà gỗ cổ truyền có cột kèo gỗ, mái ngói vảy cá, ba gian hai chái.
Nỗ lực hết sức mình để phục dựng căn nhà
Chị Liên cho biết thêm, người xây dựng ngôi nhà này vốn giàu có, bề thế ở làng. Tính đến nay, nhà đã hơn 100 tuổi. Hơn 23 năm trước, lần đầu về ra mắt nhà chồng, chị đã bị các thiết kế của nhà thu hút. Đây là nơi hội họp, tổ chức các buổi giỗ cúng của gia đình.
Để phục dựng lại ngôi nhà này trên mái biệt thự, vợ chồng chị tốn rất nhiều công sức. Phần cốt gỗ được giữ nguyên vẹn hoàn toàn, phần tường gạch được xây mới, để mộc, mang lại sự gần gũi cho công trình.
Cách bố trí hài hòa giữa cổ và hiện đại, công trình mang lại cái nhìn mới mẻ về kiến trúc. Xung quanh nhà cổ, gia chủ còn trồng nhiều cây xanh, hoa cỏ đẹp mắt. “Không chỉ tạo cảnh quan đẹp, cây xanh cũng là cách chống nóng hiệu quả”. Chị Liên khẳng định.
Tags: Hà Nội, Hoàng Liên, làng quê Việt, Nguyễn Văn Vũ, nhà cổ, nhà cổ nằm trên nóc biệt thự, Quỳnh Liên