Kinh tế Thông tin kinh tế

Dự báo lợi nhuận ngân hàng thương mại Trung Quốc tăng vọt – Nhưng tình hình kinh tế có dấu hiệu chậm lại

Dự báo lợi nhuận ngân hàng thương mại Trung Quốc tăng vọt - Nhưng tình hình kinh tế có dấu hiệu chậm lại
4 phút, 18 giây để đọc.

Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng tốc. Các nhà đầu tư và nhà phân tích gọi đây là bước ngoặt nhiều năm về lợi nhuận sau 9 tháng giảm mạnh (1-9/2020). Tình huống tồi tệ nhất kể từ khi các ngân hàng niêm yết cổ phiếu cách đây hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng như Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) cảnh báo về việc ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và dừng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Sau 1 thời gian thì đã có dự báo lợi nhuận lạc quan của các ngân hàng thương mại Trung Quốc nhưng tình hình kinh tế có vẻ chạm lại chông thấy.

Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Trung Quốc

Báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu thuộc Ngân hàng Bank of China (BCRI). Dự báo các ngân hàng thương mại Trung Quốc. Sẽ có lợi nhuận tăng khoảng 3% trong quý II và quý III/2021. Báo cáo trên cho biết lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm nay (giai đoạn tháng 1-6/2021). Được cải thiện rõ ràng, trong khi chất lượng tài sản ổn định.

Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Trung Quốc

Số liệu trước đó của Ủy ban quản lý ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc cho thấy. Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại nước này trong quý I năm nay tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Đạt 614,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 95,07 tỷ USD). Ngoài ra, BCRI cũng dự báo ngành ngân hàng sẽ có xu hướng tăng trưởng tốt về lợi nhuận và khả năng bù đắp rủi ro mạnh mẽ trong quý III/2021. Theo báo cáo, quy mô kinh doanh của các ngân hàng. Sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong quý III này. Với nguồn tín dụng của các ngân hàng tiếp tục nghiêng về các lĩnh vực như: Đổi mới công nghệ và phục hồi sức sống cho vùng nông thôn.

Trung Quốc bơm 150 tỷ USD vào nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PoBC) cuối tuần trước cho biết. Cơ quan này sẽ hạ 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với tất cả các ngân hàng. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7. Động thái này được kỳ vọng “giải phóng” khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 154 tỷ USD) thanh khoản dài hạn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Dự trữ bắt buộc thể hiện số tiền mà các ngân hàng. Phải nắm giữ ở một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng cung tiền mà các ngân hàng có thể cho doanh nghiệp và cá nhân vay. “Chúng tôi cho rằng việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên diện rộng lần này. Có thể thúc đẩy tâm lý thị trường trong ngắn hạn và cải thiện tính thanh khoản của thị trường chứng khoán”. Lei Meng và Eric Lin, hai nhà phân tích của UBS nói.

Trong ngắn hạn, động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ. Bắt buộc của Trung Quốc sẽ có lợi cho những lĩnh vực “nhạy cảm” với thanh khoản. Đơn cử như hàng không vũ trụ và quốc phòng, điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông. Ngoài ra, các chuyên gia UBS cũng dự đoán những công ty với dự báo lợi nhuận tăng cao cũng có thể trở nên vượt trội. Chẳng hạn như các công ty hoạt động trong lĩnh vực xe điện, pin, và năng lượng mới.

Trung Quốc bơm 150 tỷ USD vào nền kinh tế

Tốc độ phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại

Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường có thể diễn ra trong thời gian ngắn. Do lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Các chuyên gia UBS cảnh báo. “Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở một mức độ nào đó. Đã làm tăng thêm lo ngại của các nhà đầu tư chứng khoán rằng. Sự phục hồi kinh tế trong quý II và quý III/2021 có thể không tốt như thị trường mong đợi”. Các chuyên gia UBS nhận định.

“Theo quan điểm của chúng tôi; trong trường hợp không có sự chuyển hướng sang nới lỏng chính sách tiền tệ; thanh khoản bổ sung (thông qua giải phóng khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ). Sẽ không thể thúc đẩy thị trường phục hồi bền vững”. Theo quan sát của UBS, các nhà đầu tư đang lo lắng về tốc độ phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong quý II và quý III/2021 suy yếu và điều này đè nặng lên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, và tiêu dùng.

Tags: , ,

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *