EU sẽ có thể tiếp cận thị trường vốn và vay tiền để thay mặt các nước thành viên EU tài trợ cho kế hoạch phục hồi. Trước đó, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí thành lập quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch trị giá 750 tỷ euro (910 tỷ USD) vào tháng 7 năm 2020. Để tái thiết các nền kinh tế. EU đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng COVID-19. Theo kế hoạch, gói cứu trợ này sẽ bao gồm 500 tỷ euro viện trợ và 250 tỷ euro cho vay để giúp các nước thành viên phục hồi.
Mục lục
Kế hoạch phục hồi do 12 nước đệ trình
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 13/7. Đã chính thức thông qua kế hoạch phục hồi do 12 nước đệ trình. Trong đó có Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Trong khi đó, đề xuất của Hungary đang bị “treo”. Quyết định này sẽ mở đường cho đợt giải ngân các khoản tài trợ và cho vay đầu tiên của khối này. Nhằm đẩy mạnh quá trình phục hồi hậu đại dịch COVID-19.
EU đang từng bước triển khai kế hoạch phục hồi trị giá 750 tỷ euro và “đèn xanh được bật lên”. Đồng nghĩa với việc hàng chục nước có thể nhận được khoản tiền đã hứa hẹn đầu tiên. Các khoản chi bổ sung tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc. Các chính phủ có thực hiện đúng các cải cách và các cam kết đặt ra trước đó hay không. Trong đó gồm việc thúc đẩy các ưu tiên đầu tư xanh và kỹ thuật số của châu Âu.
Tây Ban Nha và Italy nhận được gần 70 tỷ euro trong 5 năm tới
Tây Ban Nha và Italy là hai nước chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19. Và sẽ được hưởng phần lớn quỹ phục hồi trên với mỗi quốc gia. Sẽ nhận được gần 70 tỷ euro trong 5 năm tới. Nhiều hơn so với mức gần 40 tỷ euro mà Pháp nhận được. Andrej Sircelj, Bộ trưởng Tài chính từ Slovenia, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU. Cho biết với sự hỗ trợ này, các quốc gia thành viên có thể bắt đầu những cải cách và đầu tư cần thiết cho sự phục hồi, củng cố và chuyển đổi nền kinh tế.
Chỉ có hai quốc gia trong số 27 quốc gia là Bulgaria và Hà Lan; vẫn chưa gửi đề xuất của mình. Trong khi đó, đề xuất của Hungary đã trở thành một vấn đề chính trị đau đầu. Khi Ủy ban châu Âu vẫn chưa ký thông qua do những lo ngại về cam kết của Budapest trong việc chống tham nhũng và quản trị tốt.
EU đã đạt thỏa thuận về kế hoạch phục hồi trị giá 750 tỷ euro vào tháng 7/2020. Nhưng chương trình này cần phải được tất cả 27 quốc gia thành viên liên minh thông qua trước khi Ủy ban châu Âu có thể vay tiền thay mặt EU. Theo kế hoạch này, các nước EU sẽ cùng chịu khoản nợ chung nhằm giúp giảm chi phí đi vay cho các nước thành viên yếu hơn.
Liên minh Châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; còn được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU). Là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993. Dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 430 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).
Ngày từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu. Bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên. Hiện tại, hệ thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên minh châu Âu. Thường biết đến với tên gọi khu vực đồng euro (tiếng Anh, “eurozone”).
Vào năm 2009, sản lượng kinh tế của Liên minh châu Âu chiếm khoảng 21% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Ước tính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liên minh châu Âu cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới. Về hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc. Bạn có thể xem thêm thông tin kinh tế tại đây.