Trong 2 tuần thực hiện xã hội hóa theo Chỉ thị 16. Người dân, đặc biệt là người dân lao động nghèo TP. HCM. Sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải tạm gác lại việc mưu sinh. Trước tình hình trên, nhiều địa phương đã linh hoạt ứng trước ngân sách để kịp thời giải ngân gói hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình trên, nhiều địa phương đã linh hoạt ứng trước ngân sách để kịp thời hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.
Đơn cử như phường Thảo Điền, có khoảng 570 trường hợp đủ điều kiện nhận gói hỗ trợ 886 tỷ đồng từ UBND TP. Địa phương này cũng đã 2 lần rà soát và trình thành phố phê duyệt danh sách. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này để biết cụ thể hơn về tình hình kinh tế. Đặc biệt là gói trợ cấp TP HCM do chính phủ xét duyệt.
Mục lục
Tình hình giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã linh động. Tạm ứng ngân sách để kịp thời hỗ trợ cho những lao động khó khăn vượt qua đại dịch. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, những người lao động nghèo trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ gặp không ít khó khăn khi phải tạm ngưng công việc mưu sinh.
Chồng chạy xe ôm, vợ buôn bán đồ ăn dạo để sinh sống, hai vợ chồng ông Nhà (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) ở trong căn nhà lụp xụp đã hơn 40 năm nay. Từ khi dịch bùng phát, hai vợ chồng ông đều thất nghiệp, cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn. “Mình cũng lớn tuổi rồi. Khách quen, bà con lối xóm gọi đi giao đồ cho người ta thì mình đi thôi, nhưng giờ dịch như thế này này thì thôi chịu”, ông Nguyễn Văn Nhà chia sẻ.
Phương án tạm ứng, chi trả số tiền hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh
Khi TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, đoán trước được những khó khăn mà những người lao động đang phải gánh chịu, chính quyền địa phương đã tìm phương án tạm ứng, chi trả số tiền hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Trưởng ban điều hành khu phố phải đến từng phòng trọ để bàn giao tiền hỗ trợ.
“Trước mắt kinh phí trên thành phố chưa về, nên phường ứng trước kinh phí để lo cho những hộ khó khăn nhất”, ông Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng khu phố 1, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, cho hay.
“Tới thời điểm này, phường Thảo Điền đã thực hiện 2 đợt hỗ trợ, với 379 trường hợp được xét. Hiện nay chúng tôi đã đổ danh sách này về dữ liệu chung của thành phố để thực hiện các bước chi trả vào ngày 12/7 tới”, ông Trần Phương Nam, Phó chủ tịch UBND phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, cho biết.
Được biết, gói hỗ trợ lần 2 của TP Hồ Chí Minh trị giá gần 900 tỷ đồng, cho 6 nhóm đối tượng, sẽ được giải ngân trong tháng 7 và kết thúc trong tháng 8.
Giải ngân hỗ trợ trong tháng 7
Chiều ngày 10/7, bà Phan Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch UB MTTQ TP.HCM cho biết: Hiện TP.HCM đã phân phối tiền hàng lên đến 912 tỷ, tiền mặt 765 tỷ, hàng hóa 147 tỷ. Riêng nguồn quỹ đóng góp đăng ký lên đến 2.000 tỷ đồng nhưng mới tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng. Thực hiện Chỉ thị 16 áp dụng cho những người yếu thế khó khăn cần nhu yếu phẩm thiết yếu; gói 3,9 tỷ mua nhu yếu phẩm dự kiến 300.000/ người được phân bổ về 22 quận, huyệm, thành phố. Ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở Lao động thương binh và Xã hội cho biết: 230.000 lao động tự do được hỗ trợ 50.000/ngày.
Riêng lao động ngừng việc, hoãn việc sẽ được hỗ trợ 1,8 triệu trong 1 tháng; lao động chấm dứt hợp đồng cũng được hỗ trợ 1,8 triệu đồng. Còn tiểu thương ở chợ ở 60.000 địa điểm được hỗ trợ miễn giảm tiền thuê sạp 6 tháng. Tùy mỗi hộ sẽ được hỗ tợ từ 210.000/ tháng đến 300.00/ tháng. Hộ kinh doanh cá thể bị cách ly 1 tháng qua thì hỗ trợ 2 triệu đồng. Tiếp đến giai đoạn 2, các đối tượng bán vé số, xe ôm truyền thống , xe xích lô cũng được hỗ trợ. Và thành phố sẽ rà soát để mở rộng các đối tượng yếu thế. Đến hiện tại, thành phố đã giải ngân số tiền trên 554 tỷ trong gói hỗ trợ 886 tỷ.
Tags: Gói hỗ trợ, Hỗ trợ kinh tế, TP HCM