Đối với mỗi người sẽ có những màu sắc nhất định mà bản thân yêu thích. Việc chọn lựa màu sắc cũng cần phải phù hợp trong phong thủy, nhất là đối với lĩnh vực kiến trúc, điển hình như ngôi nhà của gia đình bạn. Cần chọn màu sắc phù hợp với nguyên lý tương sinh tương khắc trong Ngũ hành để mang đến những thuận lợi cho chúng ta trong cuộc sống.
Điều này rất được người phương Đông chú trọng, chúng giúp cân bằng năng lượng cho ngôi nhà cũng như những người sinh sống trong đó. Vì vậy, màu sắc trong Ngũ hành cần được kết hợp hài hòa và đúng quy luật phong thủy với kiến trúc.
Mục lục
Màu sắc phải phù hợp nguyên lý tương sinh, tương khắc trong Ngũ hành
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ hành trong phong thuỷ.
Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương. Mục đích để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu. Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà.
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản. Luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành. Đó không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng. Đó là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại về mối tương tác, quan hệ của vạn vật.
Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản. Sinh còn gọi là Tương sinh và Khắc hay Tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng. Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố. Mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Màu sắc trong Ngũ hành của thuật phong thuỷ được áp dụng trong kiến trúc ngày nay.
Màu sắc trong Ngũ hành của thuật phong thủy
Kim (kim loại): gồm màu sáng và những sắc ánh kim. Bạn mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim. Vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra nên kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng. Vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).
Mộc (cây cỏ): màu xanh, màu lục. Bạn mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh. Ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).
Thuỷ (nước): màu xanh biển sẫm, màu đen. Bạn mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm. Ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).
Hoả (lửa): màu đỏ, màu tím. Bạn mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ, màu hồng, màu tím. Ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả).
Thổ (đất): màu nâu, vàng, cam. Bạn mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu. Ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).
Tính tương sinh, tương khắc của Ngũ hành
Tính tương sinh của Ngũ hành: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Tính tương khắc của Ngũ hành: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim. Tương sinh, tương khắc hài hoà, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thuỷ. Cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thuỷ.
Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý Ngũ hành trong phong thuỷ là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có được đúng màu sắc hợp với Ngũ hành của mình.
Tags: màu sắc kiến trúc, màu sắc trong ngũ hành, màu sắc trong phong thủy, ngũ hành, tính tương sinh tương khắc