Bên cạnh màu sắc, số lượng, bản mệnh thì một trong những yếu tố phong thủy mà mọi người cũng thường quan tâm khi thiết kế sân vườn đó chính là phương vị. Phương vị hẳn vẫn còn là một yếu tố chưa quá quen thuộc với nhiều người. Nhưng trong phong thủy, phương vị phù hợp sẽ giúp môi trường sống trở nên lành mạnh hơn, sức khỏe và cuộc sống của con người cũng nhờ đó mà tốt hơn. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được một số phương vị thích hợp trong quá trình thiết kế sân vườn.
Mục lục
Phương vị là gì?
Phương vị trong phong thủy thường ám chỉ tứ phương Đông – Tây – Nam – Bắc. Nhưng trong địa lý phong thủy thì lại được chia thành 24 phương.
Bằng cách lấy 4 phương Đông – Tây – Nam – Bắc làm chuẩn, sau đó lại chia thành tám phương: đông, tây, nam, bắc, đông bắc, đông nam, tây bắc, tây nam. Rồi từ tám phương này, chia tiếp thành 24 phương vị với độ rộng các góc là 15 độ.
Để đo phương vị phong thủy, người ta thường dùng la bàn để cho kết quả chính xác.
Khi chọn mua nhà hoặc xây nhà, gia chủ cần phân biệt giữa hướng và phương vị. Phương vị của ngôi nhà liên quan đến vị trí tọa lạc. Hướng nhà là vector vuông góc với cửa chính, mặt bếp hay đầu giường.
Phương vị trong phong thủy thiết kế
Theo phong thủy học và dịch học, phương vị của ngôi nhà được xác định theo bát quái. Phương vị này phụ thuộc vào lực hút từ trường của Trái đất từ phía Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
Lực từ trường này làm cho Trái đất tự quay ổn định, cân bằng. Bên cạnh đó, nó cũng tác động từ trường lên con người. Nếu cơ địa từ trường của mỗi người tương dung với từ trường của Trái đất thì sự sống của họ được ổn định. Nếu tương khắc thì vận khí không được lâu dài.
Có 8 phương vị trong một ngôi nhà ứng với 8 cung. Lần lượt theo chiều kim đồng hổ từ hướng Bắc sẽ là: Quan lộc (Bắc), cung Học vấn (Đông Bắc), cung Tài lộc (Đông Nam), cung Địa vị (Nam), cung Tình duyên (Tây Nam), cung Tử tức (Tây) và cung Quý nhân (Tây Bắc), ở giữa các cung là Trung cung (Trung cung tức giữa nhà ở).
Xác định được phương vị của khu vườn sẽ giúp gia chủ có cách bố trí các vật phẩm phong thủy phù hợp để tăng vận khí, tài lộc.
Nhưng lưu ý về phương vị trong thiết kế sân vườn
Sân vườn nằm ở phía Tây Bắc
Ánh mặt trời chiếu rọi khiến tinh thần con người luôn tươi vui thoải mái. Tuy nhiên, nếu trong vườn có nhiều cây thì phải lưu ý tốt nhất ánh nắng nên chiếu từ phía sau.
Sân vườn ở giữa nhà
Thực ra nó có thể gọi là giếng trời hay sân trời. Vì sân vườn thiết kế theo kiểu này là rất ít. Ví như Tứ hợp viện ở Bắc Kinh, sân trời ở giữa có tác dụng đón ánh sáng và thoát nước khi trời mưa. Không nên trồng cây cối và hoa cỏ trong sân trời. Hơn nữa sân trời phải được lát đá, không được để nền đất.
Tránh vườn nhỏ hồ rộng thiếu tính hài hòa
Phong thủy học cho rằng, làm hồ nước trong khu vườn có diện tích không rộng không những có thể làm cho đất đai trong vườn bị ẩm, mà độ ẩm không khí cũng tăng cao, khiến cho người dễ sinh bệnh.
Đối với những ngôi nhà có diện tích khoảng 100 mét vuông thì sân vườn khoảng 3 đến 4 mét. Nếu lại đào bể nước thì hình thành cách cục “nhà giam dưới nước”, phong thủy cho rằng như vậy rất không tốt. Cho nên, nhất định phải lấp bể nước này. Nếu cần phải xây bể thì cũng chỉ có thể xây khoảng 1 mét và phải xây bằng xi măng. Đồng thời phải giữ vệ sinh cho nước.
Ngoài ra cần lưu ý những vấn đề sau: Lắp vòi nước ở cạnh để thuận tiện thay nước. Nhất định phải làm lỗ thoát nước ở đáy bể để nước không bị tràn ra ngoài. Thiết bị tự động xả và lỗ thoát ở đáy bể nhất định phải có hiệu quả thoát nước tốt.
Tags: hồ nước, la bàn, phong thủy sân vườn, phương vị, Tây Bắc