Kinh nghiệm Kinh nghiệm sửa chữa nhà

Trần thạch cao bị thấm nước – Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Nguyên nhân và cách xử lý khi trần thạch cao bị thấm nước
6 phút, 7 giây để đọc.

Hiện nay, trần nhà có nhiều loại, tùy theo ý thích và điều kiện kinh tế của gia chủ. Trong đó, thông dụng nhất hiện nay là hai loại trần nhựa và trần thạch cao. Trần thạch cao giống như tên gọi của nó, đây là loại trần làm từ thạch cao, có hệ khung xương vững chắc và cố định liên kết với tầng trên. Trần thạch cao có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại trần hiện nay như khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, có độ bền và tính thẩm mỹ cao. Do đó nhiều năm gần đây, trần thạch cao được khá là nhiều người lựa chọn.

Tuy là bền và đẹp nhưng trần thạch cao cũng có những nhược điểm riêng, đặc biệt loại trần này rất kỵ nước. Vì vậy, trước khi thi công phải đảm bảo mái nhà không bị nứt nẻ hay đọng nước. Nếu không sau một thời giam bị thấm nước, trần thạch cao sẽ bị ố vàng mất thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn một số nguyên nhân chủ yếu khiến trần thạch cao bị thấm nước. Ngoài ra có một số cách bảo quản và xử lý khi trần thấm nước bạn có thể tham khảo nhé!

Vì sao trần thạch cao bị thấm nước?

Trần thạch cao bị thấm nước là hiện tượng rất phổ biến với những người sử dụng loại vật liệu này. Do trần thạch cao chỉ chịu đựng nước một thời gian ngắn, nếu mái bị hở hoặc ngấm nước. Làm hư hại, biến dạng trần nhà, gây mất thẩm mỹ. Trần thạch cao bị thấm nước vì nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như: chất lượng thạch cao, quá trình thi công, thời tiết, độ ẩm, mưa bão,… Nhưng 3 nguyên nhân dưới đây là 3 nguyên nhân chính và gặp nhiều nhất.

Những nguyên nhân khiến trần thạch cao bị thấm nước

Mái nhà phía trên bị nứt, hở

Trong quá trình lắp đặt, chủ nhà và người thi công sẽ phải kiểm tra kĩ lưỡng về vị trí lắp đặt sao cho phù hợp. Nhiều trường hợp trần thạch cao được lắp đặt ở vị trí thường xuyên bị rò rỉ nước, thấm nước. Tình trạng ẩm ướt lâu ngày và thường xuyên sẽ khiến cho trần thạch cao bị ẩm mốc, ố vàng.

Ngoài ra mái nhà lâu ngày sẽ bị cũ xuống cấp và có những vết nứt nẻ. Nếu như mái nhà bị nứt, phía bên trên của trần thạch cao cũng bị rỉ nước. Sau một thời gian ngắn trần sẽ bị ngấm nước và làm cho trần méo mó, mất thẩm mỹ. Thậm chí trần thạch cao sẽ bị hỏng, phải làm lại.

Do chất lượng trần kém

Khi thi công, sử dụng những loại thạch cao không đạt chuẩn, hoặc cách trộn phối sai công thức. Tạo nên một trần thạch cao chưa đủ chất lượng, dễ bị tác động bới yếu tố môi trường. Lâu ngày dưới tác động bên ngoài như độ ẩm, mưa gió trần thạch cao sẽ bị thấm nước.

Thi công lắp đặt trần không đúng kích thước

Đặt khung trần không đúng kích thước với tấm thạch cao, khoảng cách giữa các tấm thạch cao không chuẩn. Sẽ làm cho trần không được bền, sau một thời gian ngắn sử dụng trần sẽ bị cong, võng, hở thì sẽ bị thấm nước, có thể là rỉ nước. Nguyên nhân này ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng, độ bền cũng như tuổi thọ của sản phẩm. Bạn vừa phải tốn kém chi phí lắp đặt, chi phí sửa chữa, tốn thời gian, công sức và đặc biệt nếu không sửa chữa kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm đến mọi người sống trong gia đình.

Quy trình thi công lắp đặt chưa chuẩn

Những lưu ý khi sử dụng để bảo quản trần thạch cao

Trần thạch cao bị thấm nước sẽ làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Đồng thời có thể gây nguy hiểm cho các thành viên sống trong đó. Nếu nhà bạn đang lắp đặt trần thạch cao hãy có những biện pháp bảo quản nó. Để tránh thạch cao không bị thấm nước, bạn nên lưu ý những vấn đề sau.

  • Khi sử dụng cần thường xuyên kiểm tra định kỳ, nhanh chóng phát hiện lỗi để kịp thời bảo dưỡng và sửa chữa. Tránh trần nhà bị thấm nước lan mạnh.
  • Không nên đi lại, tháo dỡ tường thạch cao khi không cần thiết. Như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Dễ có thể bị hư hỏng và không đáp ứng được yêu cầu của trần.
  • Ưu tiên sử dụng các loại thạch cao chống thấm nước chuyên dụng ở những vị trí như nhà tắm, phòng ăn hoặc ngoài trời. Đây là những vị trí mà trần nhà thạch cao bị thấm nước nhiều nhất.
  • Nên làm thêm một lớp chống thấm phía trên để đảm bảo nước không bị thấm xuống trần thạch cao. Tạo nên một lớp trần vững chãi, có độ bền cao hơn.
  • Bôi keo silicon vào méo các tấm trần, để tránh chống thấm nước hiệu quả nhất

Hướng dẫn xử lý khi trần thạch cao bị thấm nước

Khi trường hợp trần bị thấm nước đã xảy ra trong ngôi nhà bạn. Đầu tiên hãy xem xét thực trạng ngôi nhà mình. Tìm ra những vị trí đang gặp vấn đề ở trần nhà mình như: thấm nước chỗ nào, nứt ở đâu và các vết nứt có nhiều không?

Xử lý khi trần thạch cao bị thấm nước

Sau khi đã tìm ra các vị trí bị thấm nước. Hãy căn cứ vào tình trạng từng vị trí để có cách xử lý thích hợp. Tùy từng trường hợp sẽ có những cách xử lý hiệu quả như sau:

  • Nếu trần thạch cao bị thấm nước nhiều phải đập bỏ lớp gạch của trần nhà. Phủ lên bề mặt trần thạch cao ở vị trí thấm nước 1 lớp sợi thủy tinh kết hợp với keo chống thấm. Sau đó chát một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
  • Nếu trần thạch cao bị thấm nước là do trần nhà bị dột. Bạn có thể tiến hành trám bít các vết nứt lại. Kiểm tra kĩ lưỡng các ống thoát nước. Không cho nước thoát thẳng vào tường, các chỗ nối giữa tường, mái và cửa, không cho nước thoát thẳng vào đỉnh.
  • Khi trời mưa lớn nước không thoát kịp và dễ bị tràn lên mái. Bạn phải thay máng mới có lòng sâu. Hoặc bạn cũng có thể đục thêm các lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.
  • Có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó trộn thêm vữa xi măng vào. Vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt của bê tông qua các khe cổng. Giúp các khe rỗng này được liền lại. Sau khi đắp vữa xi măng vào thì bạn nên xử lý lại bề mặt bằng phụ gia chống thấm trộn vữa xi măng tinh.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có thể bảo quản trần thạch cao được hiệu quả. Từ đó sẽ có cách xử lý nhanh chóng các vấn đề trần thạch cao bị thấm nước gây ra.

Tags: , ,

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *